Thứ sáu, 2013-12-27 07:06:12 - Nguồn: XaLo.vn
Hoạt động đổi tiền tại những "điểm nóng" ở Hà Nội và cả trên mạng đang nóng lên từng ngày với đủ loại hình chào mời, đủ mức giá đổi tiền khác...
Khắp nơi đổi tiền
Dù NHNN đã có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Công Thương đề nghị phối hợp xử lý những trường hợp đổi tiền mệnh giá nhỏ để hưởng chênh lệch nhưng tại nhiều điểm đổi tiền ở khu vực Hà Nội, hoạt động này vẫn được tiến hành công khai.
Lần tới phố Nguyễn Xí (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), sau khi tỏ ý muốn đổi tiền, người phụ nữ xưng tên Thu cho biết, tiền giấy mệnh giá 500 đồng năm nay không có nhiều nên rất đắt. Nếu muốn đổi 500.000 đồng, khách phải trả thêm 300.000 đồng "phí dịch vụ". "Còn đổi 1 triệu tiền 500 đồng, phải mất 1,6 triệu đồng. Tôi chỉ có 2 triệu, không có nhiều. Ngân hàng gần Tết mới tung tiền 500 đồng ra", bà Thu nói.
Theo bà Thu, tiền 500 đồng không in nhiều nữa nên đổi tiền 1.000 - 2.000 đồng lợi hơn. Với tiền giấy mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000 đồng muốn đổi bao nhiêu cũng được. Giá đổi là 10 "ăn" 9 áp dụng với tiền 1.000 đồng và 2.000 đồng (đổi 1 triệu phải mất 100 nghìn đồng).
"Như các cô ngồi đây, cửa hàng đây, riêng cô ngồi trước cửa cái này (UBND phường Tràng Tiền-PV) thì cháu biết, phải quá tin tưởng mới ngồi được chỗ như thế này, cho nên cháu yên tâm", bà Thu khẳng định. Đảo mắt, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi ngay trước cửa UBND phường Tràng Tiền sừng sững tấm biển: "Khu vực cấm buôn bán, trao đổi tiền ngoại tệ, trái phép".
Tại một quầy bán tiền vàng gần chùa Hà, Phủ Tây Hồ, hoạt động đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai. Tại đường dẫn vào Phủ Tây Hồ (Hà Nội), tiền mệnh giá từ 500 đồng đến 10.000 đồng được bày trong các tủ kính để phục vụ người có nhu cầu đổi tiền.
Giá đổi chung với tiền 5.000 đồng và 1.000 đồng ở mức 10 "ăn" 8,5 (đổi 10.000 đồng lấy 8.500 đồng). Tiền mệnh giá 2.000 đồng và 100.000 đồng đổi ở mức 10 "ăn" 9. Riêng tiền 500 đồng được hét với giá 10 "ăn" 7,5, thậm chí thấp hơn tùy từng cửa hàng.
Không chỉ trao đổi tiền diễn ra tại các cổng chùa, nhiều "đại lý" đổi tiền mệnh giá tiền lẻ chọn hình thức lên mạng để thực hiện giao dịch. Tự nhận là đại lý có thể đổi tiền số lượng lớn, một cò đổi tiền ở phố Đội Cấn (Hà Nội) quảng cáo trên Facebook: Có dịch vụ chuyển phát tận nơi chu đáo, nhân viên giao tiếp, giao hàng đều là những người có trình độ đại học, vẻ bề ngoài bắt mắt.
Tuy nhiên, để tránh lộ giá, cò này công bố số điện thoại của mình, những người có nhu cầu thật sẽ nhắn tin lượng tiền cần đổi để nhận được báo giá. Khi thỏa thuận xong, tiền được chuyển đến tận nơi theo yêu cầu của khách. "Khuyến mãi đặc biệt, chỉ cần đổi tiền từ 20 triệu trở lên, khách hàng sẽ được nhận mức phí thấp ngang bằng với phí đổi buôn. Liên hệ ngay 0989.673xxx", cò này rao trên mạng.
Chi phí in tiền mệnh giá nhỏ quá lớn
Trao đổi với báo chí ngày 25/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, năm nay NHNN hạn chế in tiền mới loại mệnh giá nhỏ 2.000 đồng trở xuống, chỉ in một số lượng nhất định để thay thế tiền rách, hỏng. Trong thực tế, số tiền mệnh giá nhỏ này thường chỉ được người dân dùng duy nhất một lần trong dịp Tết rồi sau đó lại quay vào nằm trong kho của các ngân hàng và NHNN.
Theo đại diện NHNN, chi phí in các loại tiền mệnh giá nhỏ rất lớn. Như với tiền 500 đồng, để in một tờ, chi phí cao gấp 3 lần so với mệnh giá. Còn chi phí in ấn loại mệnh giá 2.000 đồng trở xuống và đưa ra lưu thông trong dịp Tết, theo thống kê của NHNN là 300 tỷ đồng, chưa kể chi phí khác như kiểm đếm, bảo quản... Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, 300 tỷ đồng này có thể xây được nhiều trường học, bệnh viện ở nông thôn.
Ông Tú cũng cho biết, sau dịp Tết năm 2013, chỉ riêng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mỹ Đức (Hà Nội), các chùa tại khu vực Chùa Hương đã tập hợp được 1.200 bao tải tiền lẻ trị giá hơn 20 tỷ đồng đến để đổi. Để chở hết số này, ngân hàng đã phải huy động hơn 10 xe chở tiền chuyên dụng. Đây mới chỉ là tiền các chùa gửi tại một ngân hàng ở huyện Mỹ Đức, chưa kể các ngân hàng khác. Tình trạng này cũng xuất hiện tương tự tại những khu vực khác có các đền chùa nổi tiếng như Đền Hùng, Yên Tử, các chùa ở Bắc Ninh, Hải Dương...
Theo đại diện NHNN nhiều đại đức và các nhà sư thuộc Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam và đa số các nhà sư đều cho rằng, cần hạn chế dùng tiền lẻ trong lễ hội. "Ai đã từng đi chùa Hương nhìn xuống khu vực đền giải oan, dễ thấy tiền lẻ được rải trắng. Bể nước hay giếng nước trong Đền Hùng cũng rải tiền lẻ. Nếu muốn thể hiện lòng thành thì có thể dùng 1-2 tờ mệnh giá lớn, thay vì rải hàng chục tờ tiền mệnh giá nhỏ. Như thế sẽ vừa giữ được nét đẹp và thể hiện được lòng thành. Việc sử dụng tiền mệnh giá nhỏ để đi lễ chùa như hiện nay gây phản cảm và làm giảm giá trị truyền thống, yếu tố tâm linh trong chùa chiền lễ hội", ông Tú nói.
Chi phí in ấn loại mệnh giá 2.000 đồng trở xuống và đưa ra lưu thông trong dịp Tết, theo thống kê của NHNN là 300 tỷ đồng, chưa kể chi phí khác như kiểm đếm, bảo quản...
Phạm Tuyên - Thanh Hùng
Hoạt động đổi tiền tại những "điểm nóng" ở Hà Nội và cả trên mạng đang nóng lên từng ngày với đủ loại hình chào mời, đủ mức giá đổi tiền khác nhau. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, sẽ không có chuyện in tiền để phục vụ đổi tiền lẻ đi lễ chùa do chi phí lớn và lãng phí.
Tại một điểm đổi tiền lẻ. |
Khắp nơi đổi tiền
Dù NHNN đã có văn bản gửi Bộ Công an, Bộ Công Thương đề nghị phối hợp xử lý những trường hợp đổi tiền mệnh giá nhỏ để hưởng chênh lệch nhưng tại nhiều điểm đổi tiền ở khu vực Hà Nội, hoạt động này vẫn được tiến hành công khai.
Lần tới phố Nguyễn Xí (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), sau khi tỏ ý muốn đổi tiền, người phụ nữ xưng tên Thu cho biết, tiền giấy mệnh giá 500 đồng năm nay không có nhiều nên rất đắt. Nếu muốn đổi 500.000 đồng, khách phải trả thêm 300.000 đồng "phí dịch vụ". "Còn đổi 1 triệu tiền 500 đồng, phải mất 1,6 triệu đồng. Tôi chỉ có 2 triệu, không có nhiều. Ngân hàng gần Tết mới tung tiền 500 đồng ra", bà Thu nói.
Theo bà Thu, tiền 500 đồng không in nhiều nữa nên đổi tiền 1.000 - 2.000 đồng lợi hơn. Với tiền giấy mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000 đồng muốn đổi bao nhiêu cũng được. Giá đổi là 10 "ăn" 9 áp dụng với tiền 1.000 đồng và 2.000 đồng (đổi 1 triệu phải mất 100 nghìn đồng).
"Như các cô ngồi đây, cửa hàng đây, riêng cô ngồi trước cửa cái này (UBND phường Tràng Tiền-PV) thì cháu biết, phải quá tin tưởng mới ngồi được chỗ như thế này, cho nên cháu yên tâm", bà Thu khẳng định. Đảo mắt, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi ngay trước cửa UBND phường Tràng Tiền sừng sững tấm biển: "Khu vực cấm buôn bán, trao đổi tiền ngoại tệ, trái phép".
Tại một quầy bán tiền vàng gần chùa Hà, Phủ Tây Hồ, hoạt động đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai. Tại đường dẫn vào Phủ Tây Hồ (Hà Nội), tiền mệnh giá từ 500 đồng đến 10.000 đồng được bày trong các tủ kính để phục vụ người có nhu cầu đổi tiền.
Giá đổi chung với tiền 5.000 đồng và 1.000 đồng ở mức 10 "ăn" 8,5 (đổi 10.000 đồng lấy 8.500 đồng). Tiền mệnh giá 2.000 đồng và 100.000 đồng đổi ở mức 10 "ăn" 9. Riêng tiền 500 đồng được hét với giá 10 "ăn" 7,5, thậm chí thấp hơn tùy từng cửa hàng.
Không chỉ trao đổi tiền diễn ra tại các cổng chùa, nhiều "đại lý" đổi tiền mệnh giá tiền lẻ chọn hình thức lên mạng để thực hiện giao dịch. Tự nhận là đại lý có thể đổi tiền số lượng lớn, một cò đổi tiền ở phố Đội Cấn (Hà Nội) quảng cáo trên Facebook: Có dịch vụ chuyển phát tận nơi chu đáo, nhân viên giao tiếp, giao hàng đều là những người có trình độ đại học, vẻ bề ngoài bắt mắt.
Tuy nhiên, để tránh lộ giá, cò này công bố số điện thoại của mình, những người có nhu cầu thật sẽ nhắn tin lượng tiền cần đổi để nhận được báo giá. Khi thỏa thuận xong, tiền được chuyển đến tận nơi theo yêu cầu của khách. "Khuyến mãi đặc biệt, chỉ cần đổi tiền từ 20 triệu trở lên, khách hàng sẽ được nhận mức phí thấp ngang bằng với phí đổi buôn. Liên hệ ngay 0989.673xxx", cò này rao trên mạng.
Chi phí in tiền mệnh giá nhỏ quá lớn
Trao đổi với báo chí ngày 25/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, năm nay NHNN hạn chế in tiền mới loại mệnh giá nhỏ 2.000 đồng trở xuống, chỉ in một số lượng nhất định để thay thế tiền rách, hỏng. Trong thực tế, số tiền mệnh giá nhỏ này thường chỉ được người dân dùng duy nhất một lần trong dịp Tết rồi sau đó lại quay vào nằm trong kho của các ngân hàng và NHNN.
Theo đại diện NHNN, chi phí in các loại tiền mệnh giá nhỏ rất lớn. Như với tiền 500 đồng, để in một tờ, chi phí cao gấp 3 lần so với mệnh giá. Còn chi phí in ấn loại mệnh giá 2.000 đồng trở xuống và đưa ra lưu thông trong dịp Tết, theo thống kê của NHNN là 300 tỷ đồng, chưa kể chi phí khác như kiểm đếm, bảo quản... Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, 300 tỷ đồng này có thể xây được nhiều trường học, bệnh viện ở nông thôn.
Ông Tú cũng cho biết, sau dịp Tết năm 2013, chỉ riêng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mỹ Đức (Hà Nội), các chùa tại khu vực Chùa Hương đã tập hợp được 1.200 bao tải tiền lẻ trị giá hơn 20 tỷ đồng đến để đổi. Để chở hết số này, ngân hàng đã phải huy động hơn 10 xe chở tiền chuyên dụng. Đây mới chỉ là tiền các chùa gửi tại một ngân hàng ở huyện Mỹ Đức, chưa kể các ngân hàng khác. Tình trạng này cũng xuất hiện tương tự tại những khu vực khác có các đền chùa nổi tiếng như Đền Hùng, Yên Tử, các chùa ở Bắc Ninh, Hải Dương...
Theo đại diện NHNN nhiều đại đức và các nhà sư thuộc Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam và đa số các nhà sư đều cho rằng, cần hạn chế dùng tiền lẻ trong lễ hội. "Ai đã từng đi chùa Hương nhìn xuống khu vực đền giải oan, dễ thấy tiền lẻ được rải trắng. Bể nước hay giếng nước trong Đền Hùng cũng rải tiền lẻ. Nếu muốn thể hiện lòng thành thì có thể dùng 1-2 tờ mệnh giá lớn, thay vì rải hàng chục tờ tiền mệnh giá nhỏ. Như thế sẽ vừa giữ được nét đẹp và thể hiện được lòng thành. Việc sử dụng tiền mệnh giá nhỏ để đi lễ chùa như hiện nay gây phản cảm và làm giảm giá trị truyền thống, yếu tố tâm linh trong chùa chiền lễ hội", ông Tú nói.
Chi phí in ấn loại mệnh giá 2.000 đồng trở xuống và đưa ra lưu thông trong dịp Tết, theo thống kê của NHNN là 300 tỷ đồng, chưa kể chi phí khác như kiểm đếm, bảo quản...
Phạm Tuyên - Thanh Hùng
By Xa Lo Tin tuc
No comments:
Post a Comment