Trong bản báo cáo thường niên công bố vào hôm nay, 18/12/2013, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ - Committee to Protect Journalists – đã báo động về sự kiện năm 2013 sắp kết thúc là « Năm tệ hại thứ hai trên bình diện nhà báo bị cầm tù » trên thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là cai ngục sừng sỏ nhất hành tinh, sát theo sau là Iran và Trung Quốc. Điểm đáng buồn là Việt Nam lại bám sát các nước trên, nằm trong danh sách năm nước có nhiều nhà báo bị tù nhất.
Báo cáo của CPJ chỉ có một điểm tích cực duy nhất, nhưng không đáng kể lắm. Đó là so với năm 2013, số lượng các nhà báo bị bỏ tù có giảm đôi chút : 211 người được thống kê, so với con số kỷ lục 232 người trong tù của năm 2012. Dù vậy, mức của năm nay, theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, vẫn là mức cao thứ hai kể từ năm 1990, tức là từ khi CPJ bắt đầu lập thống kê hàng năm.
Trong bản xếp hạng năm 2013, bộ ba Thổ Nhĩ Kỳ (với 40 nhà báo còn trong vòng lao lý), Iran (với 35 người) và Trung Quốc (32 người) chiếm hơn một nửa số lượng ký giả bị cầm tù trên thế giới. Theo CPJ, các chế độ khe khắt tại ba quốc gia này đã chủ yếu sử dụng các tội danh « chống Nhà nước » để bịt miệng các nhà báo, blogger hay biên tập viên dám lên tiếng phê phán.
Danh sách của CPJ đã được tiếp nối với Erithrea, cai ngục sừng sỏ nhất Châu Phi, với 22 nhà báo sau song sắt, và Việt Nam, nước nắm kỷ lục Đông Nam Á về số lượng nhà báo bị giam cầm với 18 tù nhân là người viết báo.
Điểm được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nhấn mạnh là Việt Nam lại biểu thị cho một xu hướng đáng ngại, tức là ngày càng tống giam nhiều nhà báo hơn. Từ 14 người bị cầm tù, con số này đã tăng lên thành 18, kết quả của một điều được CPJ mệnh danh là « chiến dịch gia tăng đàn áp các blogger ».
Trong danh sách được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố, ngoài những tù nhân kỳ cựu như blogger Điếu Cày, nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa…, từ cuối năm ngoái cho đến hiện nay, Việt Nam đã tống giam thêm các ông Lê Quốc Quân, một luật sư viết blog, hai blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, và ông Võ Thanh Tùng, ký giả của tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Joel Simon giám đốc điều hành tổ chức CPJ, được AFP trích dẫn : « Bỏ tù các nhà báo vì công việc của họ là đặc trưng một xã hội không khoan dung mà chỉ biết đàn áp… Hiện tượng các nhà báo bị bỏ tù gia tăng ở các nước như Việt Nam và Ai Cập là điều đáng quan ngại ».
Trong bản xếp hạng năm 2013, bộ ba Thổ Nhĩ Kỳ (với 40 nhà báo còn trong vòng lao lý), Iran (với 35 người) và Trung Quốc (32 người) chiếm hơn một nửa số lượng ký giả bị cầm tù trên thế giới. Theo CPJ, các chế độ khe khắt tại ba quốc gia này đã chủ yếu sử dụng các tội danh « chống Nhà nước » để bịt miệng các nhà báo, blogger hay biên tập viên dám lên tiếng phê phán.
Danh sách của CPJ đã được tiếp nối với Erithrea, cai ngục sừng sỏ nhất Châu Phi, với 22 nhà báo sau song sắt, và Việt Nam, nước nắm kỷ lục Đông Nam Á về số lượng nhà báo bị giam cầm với 18 tù nhân là người viết báo.
Điểm được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nhấn mạnh là Việt Nam lại biểu thị cho một xu hướng đáng ngại, tức là ngày càng tống giam nhiều nhà báo hơn. Từ 14 người bị cầm tù, con số này đã tăng lên thành 18, kết quả của một điều được CPJ mệnh danh là « chiến dịch gia tăng đàn áp các blogger ».
Trong danh sách được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo công bố, ngoài những tù nhân kỳ cựu như blogger Điếu Cày, nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa…, từ cuối năm ngoái cho đến hiện nay, Việt Nam đã tống giam thêm các ông Lê Quốc Quân, một luật sư viết blog, hai blogger nổi tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, và ông Võ Thanh Tùng, ký giả của tờ Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Joel Simon giám đốc điều hành tổ chức CPJ, được AFP trích dẫn : « Bỏ tù các nhà báo vì công việc của họ là đặc trưng một xã hội không khoan dung mà chỉ biết đàn áp… Hiện tượng các nhà báo bị bỏ tù gia tăng ở các nước như Việt Nam và Ai Cập là điều đáng quan ngại ».
No comments:
Post a Comment