Uy Vũ - theo Trí Thức Trẻ | 04/12/2013 10:23
(Soha.vn) - Tạp chí danh tiếng Time vừa công bố danh sách 10 bức ảnh ấn tượng nhất năm qua gắn liền với những sự kiện tiêu biểu của thế giới.
Năm 2013 là một năm có nhiều biến động trên thế giới từ thiên tai cho tới những vụ khủng bố, đụng độ tác động đến nhiều quốc gia, nhiều con người.
Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào thời gian này tạp chí danh tiếng Time lại công bố 10 bức ảnh ấn tượng được lựa chọn là tiêu biểu nhất cho năm gắn liền với 10 sự kiện có sức ảnh hưởng lớn tới thế giới.
Năm nay, Time đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu đặc biệt trong đó có những sự kiện có sức ảnh hưởng lớn như cơn siêu bão kinh hoàng Haiyan, khủng bố tại Kenya...
1. Bức ảnh cụ ông bên vụ nổ kinh hoàng ở đường đua Boston
Tháng 4 là một tháng đau buồn đối với người dân Mỹ khi họ phải gánh chịu vụ nổ bom định mệnh trên đường đua truyền thống Boston. 3 người đã tử nạn trên đường đua và 170 người bị thương nặng.
Time đã bình chọn bức ảnh ấn tượng của nhiếp ảnh gia John Tlumacki là một trong mười bức ảnh tiêu biểu nhất năm bởi hình ảnh cụ ông 78 tuổi đang ngã ngay trên đường đua khi khói bom mù mịt.
Khi người đàn ông ngã gục ngã những người cảnh sát đã nỗ lực tới để giúp đỡ ông. Bức ảnh đã chạm tới trái tim mọi người vì sự tàn khốc của vụ đánh bom. Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất chính là dù ngã gục ngay trên đường đua nhưng ông vẫn quyết định đứng dậy để hoàn thành nó. Chính điều này khiến cư dân mạng không ngần ngại gọi ông là người hùng dũng cảm của cuộc đua Boston.
Câu chuyện về bức ảnh định mệnh này là một câu chuyện dài. Trước khi đăng tải lên Time, tạp chí này đã cam kết với nhiếp ảnh gia sẽ không đăng tải tên tác giả vì lý do an toàn do mức độ nhạy cảm của nó. Tuy nhiên, với sứ mệnh của một người truyền tải sự thật nhiếp ảnh gia Emin không ngần ngại việc công bố danh tính của mình.
Bức ảnh đau lòng này được Emin Ozmen chụp vào ngày 30/8/2013 tại Keferghan, thị trấn gần Aleppo, phía Bắc Syria. Emin cho biết, trong ngày hôm đó đã có tới 4 vụ hành quyết tương tự diễn ra ngay giữa đường trong sự hò reo và ủng hộ của mọi người xung quanh.
Và tất nhiên, người nhiếp ảnh gia này không thể cứu giúp người thanh niên bị hành quyết mà chỉ có thể ghi lại hình ảnh đau lòng này mà thôi.
Bức ảnh đã kiến ông ám ảnh rất lâu và có lẽ đến tận cuối đời Emin vẫn không thể quên khoảnh khắc chứng kiến vụ hành quyết dã man giữa con người với nhau như vậy.
Không biết bao nhiêu bức ảnh đau thương đã được chụp để ghi lại cảnh tượng tan hoang của vụ sập nhà 8 tầng ở ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh.
Nhưng bức ảnh đôi nam nữ ôm nhau chết của nhiếp ảnh gia địa phương Taslima Akhter là bức ám ảnh hơn cả, nói lên nỗi đau của tất cả đất chỉ trong một cảnh tượng.
“Bức ảnh đẹp một cách ám ảnh. Một vòng tay trong cái chết, sự dịu dàng vươn lên từ đống đổ nát và chạm vào chúng ta ở nơi mà con người dễ bị tổn thương nhất. Lặng lẽ nói với chúng ta. Không bao giờ nữa”, nhiếp ảnh gia Bangladesh Shahidul Alam, cây viết và là sáng lập viên của Viện nhiếp ảnh Nam Á Pathshala, nhận xét.
Trong khi nhiều nước đang đối mặt với những trận bão tuyết thì tại Úc, người dân nước này phải chứng kiến những đợt cháy rừng lớn nhất trong lịch sử khiến hàng trăm người mất tích.
Vụ cháy bắt đầu từ ngày 4/1/2013 khiến lan rộng tại khu vực New South Wales, Úc.Trong bốn ngày, đã có 130 đám cháy xảy ra trên tổng diện tích 30.000 ha tại New South Wales. Tính đến ngày 8-1, hơn 100 người đã mất tích, hơn 100 ngôi nhà đã bị thiêu rụi do đám cháy lan rộng.
Trong cái nóng dữ dội vì cháy rừng người dân phải ngâm mình xuống nước với hi vọng giảm bớt được cái nóng. Nhiếp ảnh gia Tim Holmes đã nhanh chóng ghi lại được hình ảnh đặc biệt này của một gia đình ở Dunalley, Australia.
Có khoảng 5000 người đã xuống đường biểu tình vào ngày 1/6/2013 yêu cầu Thủ tướng Erdogan từ chức. Vụ biểu tình đã gây chấn động cả Thổ Nhĩ Kỳ với 939 người bị bắt giữ trên 90 điểm biểu tình.
6. Cá mập săn mồi phi thân lên khỏi mặt nước
Một khoảnh khắc vô cùng đẹp đã được nhiếp ảnh gia David Jenkin tại Đảo Seal, Nam Phi vào ngày 26/7/2013. Bức ảnh đã ghi lại khoảnh khắc chú cá mập đang nhảy lên bắt mồi. Tuy không có nhiều ý nghĩa sự kiện nhưng bức ảnh đã ghi lại hoạt động chân thực của đời sống thiên nhiên trong sự biến đổi mạnh mẽ của khí hậu.
Ngày 27/7/2013, Ai Cập chìm trong biểu tình và đụng độ khi xuất hiện những đoàn người phản đối và ủng hộ Tổng thống bị quân đội phế truất Mohammed Morsi. Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Mosa'ab Elshamy với bức ảnh chụp tại Cairo, Ai Cập đã có sức ám ảnh lớn tới cộng đồng khi những người dân gào thét bên cái chết của một người thân.
Trong khi nhiều người chạy tứ phía để thoát khỏi họng súng của bọn khủng bố tại khu mua sắm ở thủ đô Nairobi của Kenya trưa 21/9, một phụ nữ cùng hai con của cô chọn phương án giả chết. Người mẹ giữ chặt cậu con trai vào lòng còn bé gái nằm cạnh em trai.
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Tyler Hicks với bức ảnh chụp lại cảnh 3 mẹ con giả chết tại Westgate, Nairobi, Kenya vào ngày 21/9/2013.
Chiến tranh Iraq được coi là một trong những nỗi đau chung của nhân loại. Đặc biệt không chỉ với người dân Iraq mà cả những người dân Mỹ cũng phải gánh chịu nỗi đau này.
Nhiếp ảnh gia Peter van Agtmael đã dùng ống kính của mình để ghi lại hình ảnh cuộc sống đời thường của 1 cựu chiến binh từng chiến đấu tại Iraq. Bức ảnh ghi lại hình ảnh ông Henline đang nằm trong bể bơi với cánh tay bị cắt cụt, khuôn mặt biến dạng vì bỏng với hi vọng nước có thể làm dịu bớt đi nỗi đau.
Cơn bão kinh hoàng Haiyan đã reo rắc chết chóc xuống đất nước Philippines cà nó trở thành nỗi đau chung của cả nhân loại. Cảnh hoang tàn đổ nát Leyte, Philippines vào ngày 18/11/2013 đã được nhiếp ảnh gia Philippe Lopez ghi lại gây chấn động với nhiều người xem.
Đến hẹn lại lên, hàng năm cứ vào thời gian này tạp chí danh tiếng Time lại công bố 10 bức ảnh ấn tượng được lựa chọn là tiêu biểu nhất cho năm gắn liền với 10 sự kiện có sức ảnh hưởng lớn tới thế giới.
Năm nay, Time đã công bố 10 sự kiện tiêu biểu đặc biệt trong đó có những sự kiện có sức ảnh hưởng lớn như cơn siêu bão kinh hoàng Haiyan, khủng bố tại Kenya...
1. Bức ảnh cụ ông bên vụ nổ kinh hoàng ở đường đua Boston
Tháng 4 là một tháng đau buồn đối với người dân Mỹ khi họ phải gánh chịu vụ nổ bom định mệnh trên đường đua truyền thống Boston. 3 người đã tử nạn trên đường đua và 170 người bị thương nặng.
Time đã bình chọn bức ảnh ấn tượng của nhiếp ảnh gia John Tlumacki là một trong mười bức ảnh tiêu biểu nhất năm bởi hình ảnh cụ ông 78 tuổi đang ngã ngay trên đường đua khi khói bom mù mịt.
Khi người đàn ông ngã gục ngã những người cảnh sát đã nỗ lực tới để giúp đỡ ông. Bức ảnh đã chạm tới trái tim mọi người vì sự tàn khốc của vụ đánh bom. Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất chính là dù ngã gục ngay trên đường đua nhưng ông vẫn quyết định đứng dậy để hoàn thành nó. Chính điều này khiến cư dân mạng không ngần ngại gọi ông là người hùng dũng cảm của cuộc đua Boston.
2. Rợn người cảnh chiến binh Hồi giáo cắt cổ một thanh niên Syria
Câu chuyện về bức ảnh định mệnh này là một câu chuyện dài. Trước khi đăng tải lên Time, tạp chí này đã cam kết với nhiếp ảnh gia sẽ không đăng tải tên tác giả vì lý do an toàn do mức độ nhạy cảm của nó. Tuy nhiên, với sứ mệnh của một người truyền tải sự thật nhiếp ảnh gia Emin không ngần ngại việc công bố danh tính của mình.
Bức ảnh đau lòng này được Emin Ozmen chụp vào ngày 30/8/2013 tại Keferghan, thị trấn gần Aleppo, phía Bắc Syria. Emin cho biết, trong ngày hôm đó đã có tới 4 vụ hành quyết tương tự diễn ra ngay giữa đường trong sự hò reo và ủng hộ của mọi người xung quanh.
Và tất nhiên, người nhiếp ảnh gia này không thể cứu giúp người thanh niên bị hành quyết mà chỉ có thể ghi lại hình ảnh đau lòng này mà thôi.
Bức ảnh đã kiến ông ám ảnh rất lâu và có lẽ đến tận cuối đời Emin vẫn không thể quên khoảnh khắc chứng kiến vụ hành quyết dã man giữa con người với nhau như vậy.
3. Đôi nam nữ ôm nhau cùng chết trong vụ đổ nát tại Bangladesh
Không biết bao nhiêu bức ảnh đau thương đã được chụp để ghi lại cảnh tượng tan hoang của vụ sập nhà 8 tầng ở ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh.
Nhưng bức ảnh đôi nam nữ ôm nhau chết của nhiếp ảnh gia địa phương Taslima Akhter là bức ám ảnh hơn cả, nói lên nỗi đau của tất cả đất chỉ trong một cảnh tượng.
“Bức ảnh đẹp một cách ám ảnh. Một vòng tay trong cái chết, sự dịu dàng vươn lên từ đống đổ nát và chạm vào chúng ta ở nơi mà con người dễ bị tổn thương nhất. Lặng lẽ nói với chúng ta. Không bao giờ nữa”, nhiếp ảnh gia Bangladesh Shahidul Alam, cây viết và là sáng lập viên của Viện nhiếp ảnh Nam Á Pathshala, nhận xét.
4. Cháy rừng tại Australia người dân buộc phải ngâm mình tránh nóng
Trong khi nhiều nước đang đối mặt với những trận bão tuyết thì tại Úc, người dân nước này phải chứng kiến những đợt cháy rừng lớn nhất trong lịch sử khiến hàng trăm người mất tích.
Vụ cháy bắt đầu từ ngày 4/1/2013 khiến lan rộng tại khu vực New South Wales, Úc.Trong bốn ngày, đã có 130 đám cháy xảy ra trên tổng diện tích 30.000 ha tại New South Wales. Tính đến ngày 8-1, hơn 100 người đã mất tích, hơn 100 ngôi nhà đã bị thiêu rụi do đám cháy lan rộng.
Trong cái nóng dữ dội vì cháy rừng người dân phải ngâm mình xuống nước với hi vọng giảm bớt được cái nóng. Nhiếp ảnh gia Tim Holmes đã nhanh chóng ghi lại được hình ảnh đặc biệt này của một gia đình ở Dunalley, Australia.
5. Biểu tình của người dân Thổ Nhĩ Kỳ
Có khoảng 5000 người đã xuống đường biểu tình vào ngày 1/6/2013 yêu cầu Thủ tướng Erdogan từ chức. Vụ biểu tình đã gây chấn động cả Thổ Nhĩ Kỳ với 939 người bị bắt giữ trên 90 điểm biểu tình.
Hình ảnh được nhiếp ảnh gia Daniel Etter chụp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 1/6/2013.
Một khoảnh khắc vô cùng đẹp đã được nhiếp ảnh gia David Jenkin tại Đảo Seal, Nam Phi vào ngày 26/7/2013. Bức ảnh đã ghi lại khoảnh khắc chú cá mập đang nhảy lên bắt mồi. Tuy không có nhiều ý nghĩa sự kiện nhưng bức ảnh đã ghi lại hoạt động chân thực của đời sống thiên nhiên trong sự biến đổi mạnh mẽ của khí hậu.
7. Nước mắt người dân Cairo, Ai Cập bên xác của một người thân
Ngày 27/7/2013, Ai Cập chìm trong biểu tình và đụng độ khi xuất hiện những đoàn người phản đối và ủng hộ Tổng thống bị quân đội phế truất Mohammed Morsi. Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Mosa'ab Elshamy với bức ảnh chụp tại Cairo, Ai Cập đã có sức ám ảnh lớn tới cộng đồng khi những người dân gào thét bên cái chết của một người thân.
8. Giả chết để thoát những kẻ khủng bố tại Kenya
Trong khi nhiều người chạy tứ phía để thoát khỏi họng súng của bọn khủng bố tại khu mua sắm ở thủ đô Nairobi của Kenya trưa 21/9, một phụ nữ cùng hai con của cô chọn phương án giả chết. Người mẹ giữ chặt cậu con trai vào lòng còn bé gái nằm cạnh em trai.
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Tyler Hicks với bức ảnh chụp lại cảnh 3 mẹ con giả chết tại Westgate, Nairobi, Kenya vào ngày 21/9/2013.
9. Cựu chiến binh Mỹ và nổi đau chiến tranh Iraq
Chiến tranh Iraq được coi là một trong những nỗi đau chung của nhân loại. Đặc biệt không chỉ với người dân Iraq mà cả những người dân Mỹ cũng phải gánh chịu nỗi đau này.
Nhiếp ảnh gia Peter van Agtmael đã dùng ống kính của mình để ghi lại hình ảnh cuộc sống đời thường của 1 cựu chiến binh từng chiến đấu tại Iraq. Bức ảnh ghi lại hình ảnh ông Henline đang nằm trong bể bơi với cánh tay bị cắt cụt, khuôn mặt biến dạng vì bỏng với hi vọng nước có thể làm dịu bớt đi nỗi đau.
10. Người dân Philippines trong cơn bão kinh hoàng Haiyan
Cơn bão kinh hoàng Haiyan đã reo rắc chết chóc xuống đất nước Philippines cà nó trở thành nỗi đau chung của cả nhân loại. Cảnh hoang tàn đổ nát Leyte, Philippines vào ngày 18/11/2013 đã được nhiếp ảnh gia Philippe Lopez ghi lại gây chấn động với nhiều người xem.
No comments:
Post a Comment